ẨM THỰC VIỆT NAM
Nghệ thuật của sự cân bằng tinh tế
Nếu chỉ được dùng một từ để nói về ẩm thực việt nam,
nhiều người sẽ chọn từ “cân bằng”. về cơ bản, các món ăn việt nam thường có sự cân
bằng cả về nguyên liệu lẫn cách thức chế biến: không sử dụng quá nhiều muối hay
chất béo, cũng như không lạm dụng các hình thức chiên, xào với nhiều dầu mỡ - vốn
được coi là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh.
Sự tươi mới của thực phẩm luôn là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong ẩm thực việt. nhiều bà nội trợ dù bận đến mấy cũng cố gắng đi chợ
mỗi ngày. một đầu bếp việt đích thực thường không lạm dụng gia vị để giữ được hương
vị ngọt của thịt tươi, hải sản roi rói mùi biển cả. món chính cùng các món ăn kèm
luôn có sự nâng đỡ, bổ sung cho nhau rất tốt cả về dinh dưỡng và khẩu vị. Chẳng
hạn, nem rán - món ăn được rất nhiều người nước ngoài biết đến và ưa thích - thường
được ăn cùng rau sống tươi non và dưa góp cùng nước mắm chua ngọt có tỏi và tiêu,
vừa bổ sung vitamin, chất xơ, vừa hỗ trợ tiêu hóa.
Mặc dù không được sử dụng quá nhiều, nhưng các loại gia vị trong bếp việt luôn được gia giảm khéo léo, vừa đủ để món ăn thực sự “lên hương”.
ví như, phở bắc đúng điệu không thể thiếu
húng Láng; đậu phụ ắt đi kèm với kinh
giới; trứng vịt lộn phải
có gừng và rau răm. Chẳng thế mà tục ngữ việt nam có câu: “thịt đầy xanh, không có hành không ngon” (xanh: một loại nồi).
Một yếu tố nữa có tính “toàn
quốc” của ẩm thực việt,
không thể không
nhắc đến, là nước mắm. trên dải đất hình chữ S này, thứ mà căn bếp nào cũng có chính là nước mắm. nhiều nơi làm được mắm ngon,
nhưng nổi tiếng
nhất có lẽ là nước mắm phú Quốc (Kiên
Giang). những người
dân ở hòn đảo lớn nhất của việt nam này có gần 200 năm kinh nghiệm làm nước mắm. Có nhiều loại cá có thể cho nước mắm ngon, nhưng nước mắm phú Quốc chỉ sử dụng
cá cơm. Cá được ủ muối ngay
khi vừa đánh bắt lên từ biển
nên nước mắm có độ đạm rất
cao. độ đạm
cao của loại
nước mắm này
khiến nó được
coi là “thần dược” giữ ấm cơ thể cho những người
thợ lặn khi không có đồ lặn chuyên dùng.
trước khi ngâm mình xuống làn nước lạnh,
họ thường uống một bát nước mắm cốt. Còn vị thơm
ngon ư? Chỉ một chén nước mắm phú Quốc dầm ớt, nhiều người có thể “đánh bay” cả nồi cơm gạo mới dẻo thơm.
Ở nhiều nước
châu Á, đôi
đũa là “công
cụ” không thể
thiếu khi dùng
bữa. nhưng đũa việt truyền thống vẫn có nét riêng.
đũa thường làm bằng nguyên
liệu tự nhiên
như tre, gỗ, nhất là gỗ dừa
già; dài hơn
và không trơn
láng bằng đũa
inox của hàn
Quốc, không thon
nhọn và có khía ở đầu hay sơn phết với hoa văn cầu kỳ như đũa nhật bản mà mộc mạc, hồn hậu như những người dân quê áo vải.
Bên cạnh những
đặc điểm chung
ấy, ẩm thực
ở mỗi vùng miền trên
đất nước trải
dài hơn 1.600 km với nhiều
hình thái khí
hậu khác nhau
cũng có những
nét riêng độc
đáo. Ở miền bắc, nơi 4 mùa có sự phân định
khá rõ ràng, khẩu vị “ôn hòa”:
không quá mặn, quá ngọt hay quá cay. mùa nào thức nấy, sản vật tươi mới thường
hiện diện trên
mâm cơm người bắc, từ các loại thịt,
cá đến các loại rau xanh; khiến
người ta đôi khi nhớ nhung quay
quắt một món ăn khi mùa chưa tới. trong khi đó người miền trung ưa cay, mặn. từ miền trung vào đến miền nam
mọi món ăn đều được
gia giảm một chút đường
ngọt ngào…
Chính vì sự quyến rũ và đa dạng ấy mà ẩm thực là một trong
những nỗi nhớ khôn nguôi của những người việt xa xứ và là một trong những “lực hút” quan trọng khiến những người khách phương xa tìm đến với Việt
Nam.
NHỮNG MÓN ĂN LÀM SAY LÒNG THỰC KHÁCH
PHỞ
Phở là món ăn đặc trưng trong ẩm thực của người việt
nam, đặc biệt là người dân miền bắc. phở xuất hiện ở mọi nơi, từ những gánh hàng
rong, những nẻo đường làng quê cho đến các ngõ ngách chốn thị thành, từ những quán
ăn vỉa hè, quán bình dân và trong cả các nhà hàng sang trọng.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của phở.
một số nhà nghiên cứu cho rằng, từ phở xuất thân từ cách phiên âm tiếng pháp của
từ “phơ - /feu/” trong cụm từ “pot au feu”, có nghĩa là “thịt hầm” và phở ra đời
cùng với quá trình du nhập món thịt bò hầm của pháp vào việt nam những năm đầu thế
kỷ XX.
Phở xuất hiện cùng với quá trình đô thị hóa và ban đầu
chỉ được bán ở những đô thị lớn. Sau khi đã trở nên quen thuộc ở hà nội và nam định,
phở lại theo chân những đầu bếp nam định và hà nội đến nhiều thành phố, vùng miền
khác của việt nam. những ảnh hưởng tại mỗi nơi đã khiến cho phở truyền thống phát
triển thêm nhiều dạng thức khác như: phở xào, phở sốt vang, phở trộn, phở chua,
phở cuốn, phở chiên phồng (đều là phở bò) hay thành phở gà (ở miền bắc), phở hải
sản và phở khô (ở miền trung và miền nam).
Để có bát phở ngon quan trọng nhất là nấu nước dùng.
nước dùng nói chung được chế từ việc hầm xương bò, trong nước dùng có các loại gia
vị như: quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi... Công thức chung là như
vậy, nhưng mỗi người thợ làm phở lại có một bí quyết pha chế nước dùng riêng và
chỉ truyền lại cho các thế hệ sau trong gia đình.
Nói về sự hòa quyện tinh tế giữa các loại nguyên liệu
và gia vị trong món phở, đại sứ pháp tại việt nam, ông Jean noel poirier chia sẻ
trong một bài phỏng vấn với báo người Lao động: “tôi mê ẩm thực việt về sự sáng
tạo và hòa trộn của các nguyên liệu và gia vị trong chế biến thức ăn. ví dụ như,
bát phở ngon chủ yếu là do nước dùng, phở bò tái chín tổng hợp được thật nhiều mùi
hương và vị”.
Bánh phở, theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng
thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. bát phở thường được kết hợp với gia vị và rau
như: hành lá, hạt tiêu, rau mùi và chanh thái lát hoặc giấm ớt. Sự thành công của
người nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đến thịt,
rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một, tạo nên một hương vị hấp dẫn, độc đáo riêng
của món phở Việt Nam.
Nhà văn thạch Lam từng viết trong một tác phẩm của mình:
phở ngon phải là phở “cổ điển”, đó là phở bò, nước dùng được nấu bằng xương bò,
trong và ngọt, bánh phở phải dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh
ớt với hành lá đủ cả, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm
thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.
Năm 2014, món phở bò của Việt Nam đứng đầu danh sách
40 món ăn ngon của thế giới nên thử một lần trong đời do business insider bình chọn.
NEM RÁN
Nem
rán là cách gọi của người miền bắc, còn người nam gọi là chả giò. nem là đặc sản
hoàn toàn của người việt nam. món ăn này xuất phát từ miền bắc và thời trước chỉ
trong ngày tết, ngày giỗ, đám cưới của nhà giàu, nhà khá giả mới có nem. Do chỉ
phục vụ cho vua chúa, tầng lớp quý tộc, nên người pháp
Dịch
hay nói đúng hơn là đặt cho nem một cái tên pháp rất sang trọng, quý tộc là
“pa-tê hoàng gia” (pâté impériale).
ngày
nay, nem rán đã trở thành món ăn quen thuộc trong mọi gia đình việt nam. nó có
mặt trong những bữa tiệc sang trọng lẫn các quán cơm bình dân dành cho những thực
khách ít tiền.
Nguyên
liệu để làm nhân nem rán gồm: thịt lợn nạc (ngon nhất là nạc dăm) băm nhỏ, nấm
hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống (hay củ đậu), trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…
trong nem tính sơ sơ hơn cả chục hương vị, chưa kể hương vị nước chấm gồm nước
mắm pha đường, chanh, ớt, ăn với rau mùi, rau thơm, xà lách.
tất
cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem (miền nam gọi là bánh tráng) đã được nhúng nước
cho mềm, gói lại thành những cuốn tròn rồi rán chín vàng trong chảo ngập mỡ. Lửa
rán không to, không nhỏ quá để giữ độ giòn của vỏ, nhân chín vẫn giữ được màu của
rau.
Bánh
đa nem phải kén loại bánh tráng mỏng và dai để gói thì nem rán sẽ ngon hơn, vỏ giòn mà không bị vỡ.
nước
chấm nem rán
phải pha chế
thật ngon, khéo
điều hòa giữa
vị mặn của
nước mắm ngon, vị ngọt của mì chính, đường (nếu pha bằng nước dừa tươi thì không cần đường), vị
chua của chanh
(hay dấm) rồi hòa chung
với nước lọc,
thêm vào ít tỏi băm nhỏ, vài lát ớt tươi sao
cho vừa đủ độ mặn,
ngọt, chua, cay, dậy mùi
thơm của tỏi,
ớt.
Ăn
kèm với nem rán là các loại
rau sống gồm:
xà lách, mùi,
húng láng, kinh
giới… và dưa góp được
làm từ đu đủ xanh,
su hào, cà rốt thái
lát mỏng ngâm
dấm đường.
ngày
nay, người ta đã đa đạng hóa nem rán với đủ loại nhân được làm từ hải sản, cua, ốc, chuối, giò sống, cá, đậu hũ, rau củ… được gói trong các loại bánh tráng khác loại bánh tráng cổ điển như bánh tráng rế, bánh tráng xốp… chấm với tương ớt, sốt chua ngọt. nhưng những
loại nem rán này vẫn không thể nào ngon bằng nem rán truyền
thống.
Sự kết hợp hài
hòa giữa các
loại nguyên liệu,
gia vị cũng
như màu sắc
của món nem
rán đã tạo nên sức hấp dẫn
đặc biệt của món ăn này. nem rán việt
nam cũng đã được kênh truyền hình CNN bình chọn
là một trong 40 món ăn ngon
nhất thế giới.
BÚN BÒ HUẾ
Ẩm thực Huế có một chiều sâu riêng, mang đậm bản
sắc của một vùng đất từng là đô thị, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. người Huế
thưởng thức ẩm thực theo ba tiêu chí là đẹp, ngon, rẻ. một món ăn không đẹp, không
phải là một món ăn. thực khách ưa chuộng bún Huế bởi cái tính “kiểu Huế” của nó.
Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, là sự thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc
khiến cho người thưởng thức không chỉ cảm nhận được cái ngon của món ăn mà còn cảm
nhận được cái hồn của người chế biến.
Món
ăn cũng phần nào thể hiện tâm tính của người Huế, đặc biệt là người phụ nữ Huế:
nhẹ nhàng, kín đáo, cần cù, tỉ mỉ và đặc biệt là rất chu toàn.
Gọi
là bún bò Huế vì cái gốc của món ăn này ở tại Huế. bát bún bò Huế trông thì có vẻ
đạm bạc nhưng lại rất thanh lịch và đem lại cho thực khách một cảm nhận trọn vẹn
của nghệ thuật ẩm thực.
Bún
bò Huế, nguyên gốc tại Huế thì phải nấu với bún vân Cù, được sản xuất tại làng vân
Cù, thuộc xã hương toàn, thị xã hương trà, cách Huế khoảng 10 km về phía tây bắc.
nguyên liệu chính để nấu bún bò Huế là thịt bò và giò heo. thịt bò thì phải chọn
loại thịt đùi nạc, có gân. Giò heo thì lại phải là giò sau lấy đoạn từ khuỷu chân
xuống đến móng giò. Rồi đem tất cả rửa sạch, cạo lông giò heo, luộc khoảng nửa giờ
cho đến khi nước sôi thì bớt lửa, canh lửa riu riu để hầm cho thịt mềm, thường xuyên
vớt bọt cho nước trong. tiếp đến đem thả cây sả đập dập vào nồi nước hầm thịt đang
sôi. nếu sả tạo nên hương thì mắm ruốc lại tạo nên vị cho tô bún. mắm ruốc phải
đánh cho tan loãng rồi gạn bỏ bã. Ruốc nêm phải vừa đúng phân lượng để tạo một mùi
thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà. nếu thiếu ruốc nêm, nước bún sẽ nhạt nhẽo, kém
vị. nhưng thừa ruốc nêm, nước bún sẽ có mùi nặng nề, không thơm. Người
Huế nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong “vẻ đẹp” của món ăn. tô bún bò trông vẻ đạm bạc
mà cũng chẳng kém phần thanh lịch với nước bún trong, lộ ra những sợi bún trắng
nằm
BÁNH MỲ KẸP THỊT VIỆT NAM
Sau phở, nem cuốn, món bánh mỳ kẹp thịt Việt
Nam đã trở thành một món ăn nổi danh và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. đến mức, từ bánh mỳ Việt
Nam đã trở thành một
từ mới trong vốn từ điển của người dân mỹ. Bánh mỳ kẹp thịt Việt
Nam là một loại bánh mỳ ổ làm bằng bột mỳ, bánh được bổ dọc, bên trong
kẹp pate, thịt,
bơ sốt mayonnaise, kèm theo các loại rau củ quả như: hành, dưa chuột, cà rốt, rau
mùi… rưới tương
ớt và nước tương. điểm
cuốn hút đặc
biệt của món
ăn này đến từ những nguyên
liệu được việt hóa rất nhẹ nhàng
và hợp khẩu vị người
ăn. thay vì dùng bơ động
vật béo ngậy, bánh mỳ kẹp thịt
Việt Nam sử dụng
bơ dầu từ thực vật.
thêm vào đó, phần đồ chua man mát, giòn giòn sẽ tạo độ cân bằng
hoàn hảo với phần nhân thịt mỡ và ngậy. Sự kếp
hợp hài hòa giữa các
thứ nguyên liệu
trong bánh mỳ kẹp thịt
Việt Nam thể hiện
rất rõ đặc trưng văn hóa ẩm thực của Việt
Nam, đó là sự hòa đồng trong
đa dạng.
Chiếc bánh mỳ làm nên loại bánh
mỳ kẹp thịt Việt Nam xuất
phát từ bánh
mỳ baguette do người pháp đem đến Việt
Nam vào những năm đầu thế kỷ XiX. trong quá trình
cải biên, người Sài Gòn đã chế biến baguette thành bánh mỳ đặc trưng của Sài Gòn với độ dài ngắn hơn, chỉ khoảng
30 - 40 cm, đồng thời biến tấu bằng cách thêm nhân. từ đó, món bánh
mỳ kẹp thịt trở nên quen thuộc và phổ biến ở Sài Gòn. nhân bánh ngày nay được sáng tạo và chế biến
thêm nhiều loại
như thịt nướng,
xíu mại, phá lẩu, chả cá…
tiện lợi, giá thành
phù hợp, món bánh mỳ kẹp thịt được bán khắp các tuyến đường
từ nơi phồn hoa đến xóm lao động nghèo,
trong các cửa hàng lớn hay trên các xe đẩy đi vào đến tận cùng ngõ ngách
của Sài thành.
bánh mỳ đã trở thành
món ăn sáng quen thuộc với tất cả mọi giới: từ các nhân
viên công sở đến sinh
viên, học sinh,
người lao động...
từ Sài Gòn,
món ăn này phổ biến
ra khắp Việt Nam và tùy từng
địa phương mà bánh mỳ kẹp thịt
lại được sáng
tạo để phù hợp với khẩu vị của từng
vùng và được
sử dụng như một món ăn nhanh
vào các thời
điểm khác nhau
trong ngày.
Quá trình đi ra thế giới của món bánh
mỳ kẹp thịt
Việt Nam được bắt
đầu từ khá sớm. Sau năm 1975, bánh mỳ kẹp thịt bắt đầu đi theo cộng đồng người việt du nhập vào mỹ, Úc, Canada và trở
nên phổ biến
tại những quốc
gia này. vào tháng 3/2012,
chuyên trang du lịch của the Guardian, một tờ báo nổi tiếng
của vương quốc
anh, đã bình
chọn bánh mỳ kẹp thịt Việt
Nam vào loại thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách
nhất thế giới.
BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY
Bánh
chưng, bánh dày là loại bánh truyền
thống của người việt thường
được dùng trong các
dịp lễ, tết và những
dịp cúng tế quan trọng.
người việt vẫn truyền nhau câu chuyện
về sự tích bánh chưng,
bánh dày, rằng:
sau khi vua hùng phá được giặc Ân,
muốn truyền ngôi
cho con, bèn
triệu 22 vị quan lang
và công chúa
đến
mà phán rằng:
“ta muốn
truyền ngôi cho
kẻ nào làm
ta vừa ý, cuối năm
nay đem trân
cam mỹ vị đến để tiến cúng
tiên vương cho ta được
tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.
mọi người
tỏa đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ. Duy
chỉ có công tử thứ 18 là Lang Liêu, sớm mồ côi mẹ, không biết xoay sở ra sao. một đêm kia được thần chỉ cho cách làm bánh: “nay đem gạo nếp làm bánh,
cái hình vuông,
cái hình tròn để tượng
trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài,
ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công
đức sinh thành
lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu
làm theo lời
thần dạy và được vua
cha truyền ngôi.
Bánh chưng, bánh
dày từ đó được dân chúng dùng
để cúng trong
những ngày tết với ý nghĩa thể hiện lòng
biết ơn của con cháu
đối với tổ tiên, trời
đất. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất. bánh được gói bọc bên ngoài bằng lá dong bánh tẻ, lật mặt lá gói vào trong để bánh có màu xanh tự nhiên, đẹp mắt, buộc bằng lạt giang. bánh được làm bằng gạo nếp với nhân đỗ xanh, thịt lợn, tiêu,
hành… bánh làm xong có hình vuông
cạnh từ 15-17
cm, dày khoảng
4-6 cm. bánh được nấu chín trong
thời gian từ 10-12 giờ
để đạt hương
vị thơm, bùi,
béo quyện vào
nhau của các loại nguyên liệu.
bánh chưng đã trở thành
một phát ngôn cho triết
lý ẩm thực và văn hóa của người việt: cách chuẩn bị công phu, chu đáo, kỳ công... thể hiện lòng hiếu đạo của người dân Việt Nam
đối với ông bà, tổ tiên. bánh
chưng đã gói ghém cả nền văn minh lúa gạo vào trong lòng văn hóa
ẩm thực của
dân tộc Việt.
Việc gói bánh chưng và thưởng thức bánh ngày tết cũng thể hiện nét đẹp văn hóa của người việt. Sau khi bánh được dâng cúng tổ tiên, mọi người trong
gia đình cùng
thưởng thức hương
vị của bánh. Cắt bánh
cũng là cả một nghệ
thuật: bánh được
chia thành các phần đều nhau cả phần nhân
lẫn phần vỏ bánh. thông
thường người ta dùng chính
dây lạt buộc bánh để cắt bánh
thành 8 miếng
hình tam giác
với các đường
cắt ngang và chéo trên bánh. bánh chưng từ đó mang dáng dấp của văn hóa người
việt: đoàn kết, chan hòa, chu đáo, công bằng
và tôn trọng lễ nghi.
Đi cùng với bánh chưng là bánh dày, cũng được làm từ gạo nếp và cũng được xếp thành từng cặp tượng trưng cho hai mặt âm - dương. bánh dày có hình tròn, màu trắng mịn, thơm nhẹ mùi nếp mới, hương vị dẻo ngọt, tinh khiết. bánh được làm từ gạo nếp đồ chín giã trong cối đến khi dẻo mịn rồi được nặn thành hình tròn dẹt, đường kính khoảng 5-7 cm, dày khoảng 1 cm. bánh dùng để cúng thường là bánh trắng không có nhân, khi ăn thường được ăn kèm với giò lụa hoặc muối vừng.
Quá trình chế biến bánh dày cũng thể hiện tinh thần cố kết của người
việt. để làm được chiếc bánh dày, thông thường
đòi hỏi phải
có công sức
lao động của
tập thể: cần
ít nhất 3 đến 4 người để cùng nhào, lật, giã bột bánh, nặn bánh. để có chiếc bánh dày dẻo ngon và đẹp mắt cần cả sức mạnh của người đàn ông và sự khéo
léo của người
phụ nữ.
Với nguyên liệu
mộc mạc nhưng
cũng quý giá nhất đối
với người làm
ruộng đó là gạo nếp, chiếc bánh dày thực
sự là kết tinh của những giá trị tinh
túy, giản dị và công phu của sức lao động
và tình cảm
trân trọng sản
phẩm từ lao động của
người việt. Bình dị nhưng
chứa đựng trong
đó là tình cảm, là đạo lý, là nét đẹp văn hóa của tâm hồn người việt, tất cả đã làm nên giá trị của bánh
chưng, bánh dày.
Bánh chưng Việt
Nam được xếp vào danh sách 10 món ăn truyền thống
đặc trưng trên thế giới,
do tạp chí uy tín national Geographic bình chọn hồi tháng 5/2014.
TRÀ SEN TÂY HỒ
Trà sen tây hồ được biết đến như một sự thăng
hoa trong nghệ thuật pha trà và thưởng trà của
người Hà Nội. Được tạo nên từ những
nguyên liệu được lựa chọn
kỹ càng và trải qua quy trình chế biến cầu kỳ, vì thế nhiều người ví trà sen tây hồ như là báu vật của đất hà thành. từ hàng
trăm năm trước,
thứ trà sen hảo hạng
này chỉ dành
để dâng tiến vua quan và những
bậc quyền quý.
Quá trình ướp trà sen tây hồ vô cùng cầu kỳ và tỉ mỉ. hoa sen dùng ướp trà phải là thứ sen hương,
mỗi bông hơn trăm cánh ở vùng Quảng bá, tây hồ. bùn ở các đầm sen nơi đây rất màu mỡ nên hoa sen nơi này đẹp và đặc biệt hơn những
nơi khác. Sen tây hồ có nhiều cánh
xếp vào nhau,
nhụy vàng thẫm,
cánh hồng phớt
sắc, hương thơm
ngào ngạt. Mùa sen tây hồ kéo dài từ trung tuần
tháng 5 đến đầu tháng
9. Khi sen ở độ chín và đậm hương nhất,
đó cũng là lúc hàng nghìn bông sen được thu hái về để chuẩn bị cho công đoạn ướp
trà. hoa sen
phải được hái
khi mặt trời
chưa lên, khi ấy hoa
sen vẫn còn
đượm hương. những
bông sen sau khi chọn sẽ được tách nhị hoa, hay còn gọi là gạo sen - đây là túi hương
của bông sen để chuẩn
bị cho việc ướp trà. mỗi lạng gạo sen phải cần tới 80-100 bông hoa và để ướp 1 kg trà mỗi lần cần tới 2 lạng gạo sen, vì thế phải cần đến khoảng 1.400 bông sen để có được 1 kg trà sen.
Để ướp trà, người
ta rải một lớp trà mỏng rồi rải một lớp gạo sen mỏng lên trên,
lại một lớp trà, tiếp một lớp gạo sen, cho tới khi hết trà và gạo sen, sau cùng phủ giấy can và đem ủ trong một căn phòng ấm và kín. thùng gỗ ướp trà tốt nhất là sử dụng quả ăn hỏi. Cứ 4-6 tiếng phải
mở nắp thùng gỗ đảo qua trà một lần cho nhiệt
độ giảm đi để gạo sen không bị ủng. tùy theo
độ ẩm của trà và gạo sen,
trà sẽ được ướp trong
khoảng thời gian
từ 36 – 48 giờ rồi mang ra sàng bỏ gạo sen cũ đi và sấy. trà phải được sấy sao cho hơi nước bay đi nhưng hương sen còn đọng lại. Chu trình ướp - sấy này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi trà thơm theo yêu cầu thì dừng lại. đó cũng là lúc trà đã thực sự ngấm hết mùi hương của sen
để sẵn sàng mang
đến cho người thưởng
thức. Cầu kỳ là vậy, nên riêng với trà sen tây hồ, những người
có kinh nghiệm ướp trà ngon
đều được tôn là bậc nghệ nhân.
Ướp trà sen tây hồ đã cầu kỳ, thưởng trà sen tây hồ cũng cầu kỳ không kém. một nơi lý tưởng để thưởng
trà sen tây hồ cổ truyền
là dưới mái hiên nhà trông ra phía hồ sen. người thưởng trà ngồi xếp bằng trên sập gỗ. trong lúc thưởng
trà, người thưởng trà còn được chiêm ngưỡng những bông sen mới nở và tận hưởng không gian thanh khiết, trong lành. trà sen khi pha có nước màu vàng như mật ong và mùi thơm thoang
thoảng rất dễ chịu. để thưởng thức hết vẻ đẹp của trà sen, người
thưởng thức cần có một tâm hồn tinh tế, chân thành và tĩnh tâm. người thưởng
trà có thể ngắm cảnh, làm thơ, hàn huyên tâm sự hay trầm ngâm tự tại, do đó, không gian uống trà thường rất tĩnh lặng. Lối thưởng trà giản dị và thanh
tao này cũng chính là một nét đặc trưng của nghệ thuật trà đạo Việt Nam.
Đối với người Việt
Nam, trà sen được xem như một sản vật đại diện cho văn hóa và tính cách của người việt. ngày nay, trà sen đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư sản xuất và cho ra đời nhiều
sản phẩm đa dạng và tiện lợi như dạng trà túi nhúng để mang trà sen đến được với nhiều người tiêu dùng hơn.
Khi
ướp trà, chỉ tách lấy nhụy sen (gạo sen) để ướp. Cứ một lớp trà mỏng,
rồi một lớp gạo sen xếp đầy hũ sành nhỏ, sau đó đem ủ trong một căn phòng kín và ấm trong 3 ngày, rồi lại sàng gạo sen cũ đi, sấy khô trà và lại tiếp tục ủ với gạo sen mới. Cứ làm như vậy khoảng 7 lần thì mới được một mẻ trà sen. mỗi lần ướp không quá 3 kg trà.
mỗi
độ thu về, người
Hà Nội lại có một thú vui tao nhã là thưởng
thức trà sen với cốm hoặc bánh cốm làng vòng - loại bánh rất đặc biệt chỉ riêng
Hà Nội mới có. Cốm làng vòng (thuộc địa phận quận Cầu Giấy bây giờ) nổi tiếng dẻo và thơm ngon nhất xứ kinh kỳ. được làm từ lúa nếp non, cốm chính là kết tinh của sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người nông dân trồng lúa. Để
có được những chiếc bánh cốm xanh rền, thơm ngon, ngọt bùi, phải trải qua một quy trình chế biến rất cầu kỳ. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa
là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum, vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi làm bánh, cứ 1 kg cốm cho khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. đến khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt.
Bánh cốm ngon thường có màu xanh ngả vàng tự nhiên của cốm non, bánh mỏng,
dẹt, có thể nhìn rõ cả lớp đậu xanh vàng óng trong nhân bánh. Bởi
hương vị rất hợp nhau, vậy nên hai nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội
là trà sen tây hồ, bánh cốm làng vòng còn được chọn để đi cùng với nhau trong mâm lễ cưới hỏi của người
Hà Nội.